Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

HƯỚNG DẪN TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT NĂM 2015

Đối với bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp thì việc tính Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là công việc phổ biến. Dưới đây, Công ty cổ phần phần mềm EFFECT sưu tầm và chia sẻ với các bạn kế toán cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương – tiền công mới nhất năm 2015 như sau:

 

1. Cách tính thuế TNCN đối với đối tượng là dân cư trú và đã ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên:

 

Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thì cách tính thuế TNCN được xác định như sau:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

 

Theo điều 7 của thông tư 111/2013/TT-BCTC Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức như sau:

 

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giám trừ

 

Trong đó:

 

Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – các khoản được

 

Các khoản nào là các khoản miễn thuế? Đó là các khoản phụ cấp:

 

-Phụ cấp ăn trưa, giữa ca: Nếu phụ cấp vào tiền lương thì được miễn tối đa 680.000đ/tháng. Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn (tự nấu ăn) hay mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được Miễn hết.

 

-Phụ cấp trang phục không vượt quá 5 triệu đồng/năm.

 

-Tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.

 

-Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với việc ban ngày, giờ hành chính.

 

Các khoản giảm trừ được quy định tại điều 9 thông tư 111/2013/TT-BCTC như sau:

 

- Các khoản giảm trừ gia cảnh:

 

+ Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/tháng

 

+ Người phụ thuộc: 3.6 triệu/người/tháng (phải đăng ký với cục Thuế. Các bạn có thể tham khảo các tài liệu thủ tục đăng ký người phụ thuộc).

 

Các khoản bảo hiểm đang tham gia: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm  hưu trí tự nguyện.

 

Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có). (Theo điểm 3, khoản 8, điều 2 của NĐ 122/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 – hướng dẫn thi hành  luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về thuế) (Luật sửa đổi số 71/2014/QH13) (NĐ này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

 

Một điều các bạn lưu ý nữa là, nếu trong kỳ người nộp thuế đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo thì cũng được trừ nhưng điều kiện là phải có giấy chứng nhận của tổ chức từ thiện.

 

Thuế suất để tính thuế thu nhập cá nhân được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN như sau:

 

Bậc

Thu nhập tính thuế
/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10%TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15%TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20%TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25%TNTT trên 32 trđ

25%TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 25%TNTT trên 52 trđ

30%TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35%TNTT - 9,85 trđ 

 

Theo như bảng trên thì có 2 cách tính TNCN phải nộp, bộ phận kế toán của mỗi doanh nghiệp có thể tùy chọn một cách phù hợp nhất để áp dụng.

 

Để các bạn được hiểu rõ hơn về hai cách tính này, mình sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể áp dụng bằng phương pháp 1 (phương pháp thủ công) và phương pháp 2 (rút gọn) để các bạn có thể hiểu kỹ hơn.

 

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đã được nhận chính thức vào làm việc ở Công ty ABC, tháng 8 năm 2015 Ông A được nhận các khoản thu nhập như sau:

 

+ Lương theo ngày công làm việc thực tế: 30.000.000đ

 

+ Phụ cấp ăn trưa: 800.000đ

 

+ Phụ cấp điện thoại: 300.000đ

 

+ Ông nhận được tiền thưởng: 500.000đ

 

Ông A đóng các khoản bảo hiểm theo lương cơ bản: 8.000.000đ

 

BHXH

BHYT

NHTN

Tổng

8.000.000x8%

8.000.000x1,5%

8.000.000x1%

840.000

 

 

Ông A có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc tại Công ty ABC.

 

Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông A trong tháng 8 năm 2015

 

1.Xác định thu nhập chịu thuế của Ông A:

 

Tổng thu nhập của Ông A trong tháng 8:

 

30.000.000 + 800.000 + 300.000 + 500.000 = 21.600.000

 

Trong đó Ông A được miễn:

 

Tiền phụ cấp điệ thoại: 300.000

 

Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định: 680.000 (120.000 còn lại Ông A phải  chịu thuế)

 

Vậy thu nhập chịu thuế của Ông A là:

 

31.600.000 – 300.000 – 680.000 = 30.620.000

 

2. Các khoản được giảm trừ:

 

Bản thân Ông A: 9.000.000

 

Người phụ thuộc: 2 con là: 2x 3.600.000 = 7.200.000

 

Tiền đóng bảo hiểm: 840.000

 

=>Tổng các khoản được giảm trừ là: 9.000.000 + 7.200.000 + 840.000 = 17.040.000

 

3. Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

 

30.620.000 -  17.040.000 = 13.580.000

 

Từ đây các bạn có thể tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông A dựa vào bảng tính lũy tiến theo bảng trên.

 

1.Tính theo phương pháp 1- thủ công:

 

Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

 

+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%

 

   5.000.000 x 5% = 250.000

 

+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

 

   (10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000

 

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

 

   (13.580.000 -10.000.000) x 15% = 537.000

 

Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Ông A phải nộp trong tháng 8 năm 2015 là:

 

    250.000đ + 500.000đ+ 537.000đ = 1.287.000đ

 

2. Tính theo phương pháp 2 – rút gọn:

 

    Ta thấy Thu nhập tính thuế TNCN của Ông A là 13.580.000 thuộc bậc 3 trong biểu thuế suất, và có cách tính là:

 

     15% x TNTT – 0,75 trđ

 

ðSố thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Ông A trong tháng 4 năm 2015 là:

 

     15%x13.580.000 – 750.000 = 1.287.000

 

Cách thứ hai rút gọn và nhanh hơn rất nhiều. Sau này khi làm việc các bạn cũng nên tính theo cách 2 này nhé! Chúc các bạn thành công!

 

(Nguồn Internet)

 
Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn