Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN MỚI NHẤT NĂM 2015

Theo quy định của Luật BHXH thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ sinh con (kể cả sau khi sinh con mà con bị chết) là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

 

1. Điu kin được hưởng chế đ thai sn

Theo quy định của Luật BHXH thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ sinh con (kể cả sau khi sinh con mà con bị chết) là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

Về chuyên môn y học, theo nội dung trả lời của Bộ Y tế thì quy định những trường hợp đình chỉ thai nghén trước 22 tuần tuổi của thai kỳ được xác định là phá thai; từ đủ 22 tuần tuổi đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ được xác định là đẻ non. 

Theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Luật BHXH số 71/2006/QH11 và khoản 1, Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, được hướng dẫn tại điểm 1, Mục II Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH, điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con như sau:
 

  • Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Cách tính tr cp thai sn

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ trước và khi sinh con là 6 tháng, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động nữ được hưởng chế độ khi sinh con như sau: Người lao động được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc; Được trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương tối thiều chung cho mỗi con.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng kiền kề trước khi nghỉ việc.

3. Đóng BHXH ngt quãng có được hưởng chế đ thai sn?

Theo khoản 2 Điều 28 Luật BHXH năm 2006 và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Điểm 1, Mục II, Phần B, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện khoản 1 Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định:

- Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Tại điểm 4, Mục II, Phần B Thông tư này hướng dẫn thực hiện Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP như sau: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.

4. Gii quyết chế đ thai sn khi Công ty n tin BHXH

Theo quy định tại khoản 1, Điều 18 Luật BHXH năm 2006, thì hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH phần trách nhiệm đóng của mình và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.

Trường hợp Công ty vẫn trích đóng tiền BHXH từ tiền lương của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan BHXH là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 14, Điều 134 Luật BHXH, gây khó khăn trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động tham gia BHXH.

Giải quyết vướng mắc trong thực hiện chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động do người sử dụng lao động nợ BHXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1741/LĐTBXH-BHXH ngày 27/5/2014 gửi BHXH Việt Nam trao đổi ý kiến tháo gỡ như sau: Theo quy định của Luật BHXH thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau đó người sử dụng lao động thực hiện quyết toán với tổ chức BHXH (quyết toán hàng quý hoặc sớm hơn đối với số trường hợp số tiền chi trả chế độ cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý). Đối với các đơn vị chưa được quyết toán do đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, nay đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH thì tổ chức BHXH thực hiện quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định.

Trường hợp Công ty cố tình trây ỳ không trả tiền trợ cấp thai sản thì người lao động gửi đơn đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện Công ty ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết. Theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bà Luyến cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

5. Không phi đóng BHXH khi người lao đng ngh thai sn

Theo khoản 2, Điều 35 Luật BHXH hiện hành, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Minh Trang bị thai chết lưu 6 tuần, được bệnh viện cho nghỉ việc 20 ngày (tính cả ngày nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) hưởng chế độ thai sản là đúng quy định.

Trong thời gian bà Trang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, không hưởng tiền lương tháng thì cả bà Trang và Công ty không phải đóng BHXH. Thời gian này bà Trang vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn