Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

KINH NGHIỆM LÀM SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO THUẾ TẠI NHÀ (KỲ 1)

"Cần phải làm những gì?" là câu hỏi thường gặp đối với các bạn sinh viên mới ra trường hay đối với các bạn kế toán lần đầu nhận làm báo cáo thuế và sổ sách kế toán tại nhà. Có rất nhiều việc các bạn kế toán cần phải làm nhưng quan trọng là các tờ khai thuế nhằm báo cáo thuế hàng tháng, quý và ngoài ra là các thủ tục về lao động, bảo hiểm xã hội... Đây là công việc mà rất ít ngôi trường nào có thể đào tạo kế toán bằng những kinh nghiệm thực tế. Phần mềm kế toán Effect xin chia sẻ seri bài viết dành cho các bạn kế toán mới bắt đầu, đang cần học hỏi kinh nghiệm nhé!

Kỳ 1: Những lưu ý chung

 

Công ty mới thành lâp cần những gì?

Sau khi doanh nghiệp đã có Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoặc và Đầu tư cấp, con dấu đã được đăng ký tại Phòng cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội. Khi nhân viên kế toán nhận một công ty về hoặc khi ta làm chủ một doanh nghiệp thì ba điều cần quan tâm đó là:
 
Thứ nhất: Giấy đăng ký kinh doanh rất quan trọng vì nó sẽ giúp kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng có thể hiểu rõ về doanh nghiệp mình biết được tên chính xác, địa chỉ, mã số thuế, ngày thành lập doanh nghiệp (cái này các bạn thường không để ý nhiều), vốn đăng ký của doanh nghiệp là bao nhiêu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là gì… Khi các bạn là kế toán của công ty, các bạn nhớ nhé, cần giấy đăng ký kinh doanh bản sao của doanh nghiệp mà mình làm.
 
Thứ hai: Biên bản làm việc lần đầu tiên với cơ quan thuế từ biên bản này mà kế toán có thể biết được những báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo định kỳ như thế nào, chế độ kế toán mà mình đăng ký áp dụng theo quyết định 15 hay quyết định 48, hình thức ghi sổ mà mình đã đăng ký là gì, đã đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định chưa …  để tránh những thiếu xót trong quá trình làm việc. Sai lầm của các chủ doanh nghiệp đó là không biết việc phải làm việc với cơ quan thuế ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì họ nghĩ rằng chưa hoạt động gì nên chưa cần làm việc với cơ quan thuế. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, bạn cần làm việc với cơ quan thế nhanh nhất có thể sau khi có giấy đăng ký kinh doanh nhé. Để lâu sẽ dẫn tới việc bạn không kịp nộp tờ khai thuế theo quy định => bạn đã bị phạt rồi đó.
 
Thứ ba: Hỏi người quản lý (Giám đốc) về những mặt hàng, dịch vụ chính mà doanh nghiệp kinh doanh, bên cạnh đó còn kinh doanh mặt hàng hay dịch vụ nào khác không. Điều này để giúp kế toán tổng hợp hình dung ra được khối lượng công việc mà mình cần phải làm sau khi nhận công việc của Công ty.
 
Các loại tờ khai, báo cáo thuế và công việc mà kế toán phải làm:
 
1/ KHAI THUẾ MÔN BÀI
 
2/ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
 
3/ CÁC THỦ TỤC KHAI BÁO BAN ĐẦU
 
4/ LAO ĐỘNG VÀ BHXH.
 
5/ THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN
 
6/ KHAI THUẾ GTGT
 
7/ KHAI THUẾ TNDN
 
8/ KHAI THUẾ TNCN
 
9/ HÓA ĐƠN
 
10/ BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN
 
11/ BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU
 
12/ THÔNG BÁO PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TSCĐ.
 
 
Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn