Tại Điều 46 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang chỉ dùng ở đơn vị không thành lập ban quản lý dự án để phản ánh chi phí thực hiện các dự án đầu tư XDCB (bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình) và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở các doanh nghiệp có tiến hành công tác mua sắm TSCĐ, đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ.
Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:
– Tài khoản 2411 – Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.
– Tài khoản 2412 – Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.
– Tài khoản 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
1. Sơ đồ kế toán xây dựng cơ bản dở dang
Một số giao dịch kinh tế chủ yếu phát sinh liên quan tới xây dựng cơ bản dở dang được tóm tắt bởi các sơ đồ kế toán sau:
2. Sơ đồ kế toán chi phí sửa chữa tài sản cố định
Một số giao dịch kinh tế chủ yếu phát sinh liên quan tới chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được tóm tắt bởi các sơ đồ kế toán sau:
Để chi tiết hơn sơ đồ kế toán về mặt nội dung nghiệp vụ và cách hạch toán mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:
Cách hạch toán TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
(Nguồn Internet)
Đánh giá trên Facebook