Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Những điểm mới trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính thay thế cho Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có hiệu lực từ 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013.

 

Thứ nhất, về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ, Thông tư 45 quy định nguyên giá TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên trong khi Thông tư 203 quy định là 10 triệu đồng. Đối với TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203 nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá là 30 triệu thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.

 

Thứ haigiá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định được phân bổ không quá 10 năm theo quy định tại Điều 2, Thông tư 138//2012/TT-BTC ngày 20/08/2012, có hiệu lực từ ngày 05/10/2012. Các trường hợp khác, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không quá 3 năm.

 

Thứ ba, về xác định nguyên giá TSCĐ, Thông tư 45 quy định rõ các trường hợp Quyền sử dụng đất (QSD đất) được ghi nhận và không được ghi nhận là TSCĐ vô hình như sau:

-  QSD đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm: QSD đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng QSD hợp pháp và QSD đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSD đất.

-  QSD đất không được ghi nhận là TSCĐ vô hình bao gồm: QSD đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận QSD đất); Thuê đất trả tiền thuê hàng năm; Nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản.

 

Thứ tư, về khấu hao TSCĐ, Thông tư 45 quy định không phải trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình là QSD đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài, hợp pháp trong khi Thông tư 203 quy định chung chung là không phải trích khấu hao đối với TSCĐ vô hình là QSD đất (mà QSD đất thì bao gồm cả QSD đất không có thời hạn và có thời hạn).

 

Thứ năm, đối với các công trình XDCB hoàn thành đưa vào sử dụng đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính, sau khi quyết toán có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

 

Thứ sáu, về phương pháp trích khấu hao TSCĐ, theo Thông tư 45, Doanh nghiệp được tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Thông tư 203 chỉ quy định về việc đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

 

Thứ bảy, Thông tư 45 quy định một trong các điều kiện để doanh nghiệp áp dụng phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩmlà công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính của máy móc, thiết bị không thấp hơn 100% công suất thiết kế. Trong khi đó, Thông tư 203 quy định là không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

 

Thứ tám, về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ, Thông tư 45 có sự điều chỉnh tăng thời gian trích khấu hao tối đa đối với một số tài sản là máy móc, thiết bị lên đến 15 năm hoặc 20 năm thay vì Thông tư 203 chỉ tối đa là 10 hoặc 12 năm.

 

Trên đây là tóm tắt 8 nội dung cơ bản tại Thông tư 45 có thay đổi trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành. Rất mong các bạn kiểm toán viên và độc giả tham gia ý kiến và trao đổi về các vướng mắc khi áp dụng các quy định mới này.

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn