Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

ĐIỀU KIỆN NÀO SẼ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THÔI VIỆC?

Khi người lao động thôi việc tại doanh nghiệp, ngoài các khoản được hưởng như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp... thì người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp thôi việc từ doanh nghiệp. Câu hỏi thường gặp là điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì? Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động như thế nào? Phần mềm kế toán Effect xin chia sẻ tình huống cụ thể để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên.

 

Ông A ký HĐLĐ không xác định thời hạn với một công ty từ ngày 1.5.2008. Vì lý do sức khỏe, ông A dự định xin nghỉ việc vào tháng 9.2013. Mức lương trên HĐLĐ là 3.500.000 đồng/tháng, tuy nhiên, lương thực nhận hằng tháng của ông A là 8.000.000 đồng/tháng. Vậy khi chấm dứt HĐLĐ, ông A có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính như thế nào? 

Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) quy định:

“1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương;

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Dựa vào quy định trên, đối chiếu với trường hợp của ông A, đã làm việc thường xuyên theo HĐLĐ từ ngày 1.5.2008 đến tháng 9.2013 (5 năm), do đó, ông A thuộc đối tượng người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ. 

Mặc dù lương thực nhận hằng tháng của ông là 8.000.000 đồng/tháng, nhưng khi tính trợ cấp thôi việc, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ. Do đó, mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc của ông A là mức tiền lương theo HĐLĐ hai bên đã ký kết, có nghĩa là 3.500.000 đồng/tháng.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông A là tổng thời gian ông A đã làm việc thực tế trong công ty trừ đi thời gian ông A tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông A được tính từ ngày 1.5.2008 đến ngày 1.1.2009 (thời điểm người lao động thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH), mà theo khoản 5 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ thì được làm tròn: Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành 1/2  năm; từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm. Do đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho ông A sẽ được làm tròn là 1 năm. 

Dựa theo cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 BLLĐ: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc  X 1/2. Như vậy, trợ cấp thôi việc của ông A được tính là: 1  x  (3.500.000 x 1/2) = 1.750.000 đồng. 

 

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn