Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHỚ BẢNG HỆ THỐNG KÊ TOÁN?

Để làm tốt công việc của người kế toán thì bạn cần phải nắm vững các nghiệp vụ, muốn nắm vững nghiệp vụ thì bạn cần ghi nhớ các tài khoản kế toán, đó là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Sau đây Công ty CP Phần mềm EFFECT xin hướng dẫn các bạn cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản kế toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

 

1. Làm quen với từng loại tài khoản:

- Việc đầu tiên các bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.

VD: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Các bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.

2. Bản chất của từng loại tài khoản:

- Loại tài khoản đầu 1 – Là loại tài khoản “Tài sản ngắn hạn”

- Loại tài khoản đầu 2 – Là loại tài khoản “Tài sản dài hạn”

- Loại tài khoản đầu 3 – Là loại tài khoản “Nợ phải trả”

- Loại tài khoản đầu 4 – Là loại tài khoản “Nguồn vốn chủ sở hữu”

- Loại tài khoản đầu 5 – Là loại tài khoản “Doanh thu”

- Loại tài khoản đầu 6 – Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”

- Loại tài khoản đầu 7 – Là loại tài khoản “Thu nhập khác”

- Loại tài khoản đầu 8 – Là loại tài khoản “Chi phí khác”

- Loại tài khoản đầu 9 – Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Tập hợp CP và DT)

- Loại tài khoản đầu 0 – Là loại tài khoản “ngoài bảng”

Như vậy:

- Nói đến Tiền thì nhớ đến TK đầu 1

- Nói đến TSCĐ – Chi phí dài hạn thì nhớ đến TK đầu 2

- Nói đến các khoản Nợ phải trả, phải nộp thì nhớ đến TK đầu 3

- Nói đến Nguồn vốn chủ sở hữu thì nhớ đến TK đầu 4.

- Nói đến Doanh thu và Doanh thu khác thì nhớ đến TK đầu 5 + 7

- Nói đến Chi phí và Chi phí khác thì nhớ đến TK đầu 6 + 8.

- Nói đến việc tập hợp CP và DT thì nhớ đến TK 911.

Chú ý:

- TK đầu 5 và 7 là DT mang tính chất NGUỒN VỐN

cách ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán

- TK đầu 6 + 8 là CP mang tính chất TÀI SẢN

Kết luận:

Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8

Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7

3. Cách định khoản các tài khoản:

- Các loại tàì khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:

Ghi bên Nợ – Khi phát sinh tăng.

Ghi bên Có – Khi phát sinh giảm.

- Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:

Ghi bên Có – Khi phát sinh tăng

Ghi bên Nợ – Khi phát sinh giảm:

4. Những chú ý khi định khoản hạch toán:

- Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.

- Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.

- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.

- Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.

Trên đây là những kiến thức cơ bản để các bạn có thể ghi nhớ nhanh bảng hệ thống tài khoản kế toán, điều quan trọng nhất là các bạn làm nhiều bài tập là sẽ nắm vững nghiệp vụ.

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn