1. Tiền lương
- Người sử dụng lao động trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) công bố tại thời điểm trả lương.
Nếu NHNNVN không quy định thì dựa trên lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
- Hướng dẫn thanh toán tiền lương ngày nghỉ phép năm.
- Người lao động đã làm việc đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước thời điểm tính.
- Người lao động làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
- Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo quy định trên chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
2. Trợ cấp thôi việc, mất việc làm
Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Nếu người lao động có thời gian làm việc thực tế từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động phải chi trả trợ cấp mất việc làm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Nếu sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc hay mất việc làm cho người lao động bao gồm thời gian người lao động đã làm việc cho mình và cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hay mất việc làm cho người lao động.
Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế.
3. Thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị người sử dụng lao động thương lượng các nội dung chưa đồng ý.
Nghị định 05 thay thế Nghị định 196-CP năm 1994, 41-CP năm 1995, 93/2002/NĐ-CP, 33/2003/NĐ-CP, 11/2008/NĐ-CP.
4.. Tăng lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
- 3.100.000 đồng/tháng đối với vùng I.
- 2.750.000 đồng/tháng đối với vùng II.
- 2.400.000 đồng/tháng đối với vùng III.
- 2.150.000 đồng/tháng đối với vùng IV.
Nội dung này được quy định tại Nghị định 103/2014/NĐ-CP.
5. Tăng 8% lương cho đối tượng có thu nhập thấp
Thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015.
Nội dung này được quy định tại Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội.
6. Lương tối thiểu ngành
Theo Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành và mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, từ ngày 01/01/2015 mức lương tối thiểu ngành cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mức lương tối thiểu vùng mới.
(Nguồn Internet)
Đánh giá trên Facebook