Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

Bên cạnh đó, những tin tức, bài viết liên quan tới những sự kiện, hoạt động nổi bật của công ty cũng được đăng tải để khách hàng có được một cái nhìn chân thực về tổ chức và con người EFFECT.

PHÂN BIỆT KHI LÀM KÊ TOÁN THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP VÀ KHẤU TRỪ

Trước năm 2014, phương pháp tính thuế GTGT chỉ áp dụng cho hai đối tượng: một là doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, đá quý, hai là hộ, cá nhân kinh doanh. Nhưng kể từ năm 2014, phương pháp trực tiếp đã áp dụng cho cả các doanh nghiệp khác. Phần mềm kế toán Effect xin chia sẻ cách phân biệt kế toán thuế theo phương pháp trực tiếp và khấu trừ. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn kế toán tránh khỏi các sai sót khi tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mình.

 

PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

1.Đối tượng áp dụng

- DN đã thành lập (trước 01/01/2014) có doanh thu năm < 1 tỷ, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PP khấu trừ

- DN mới thành lập (từ sau 01/01/2014) không có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc không phải là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ

- Hộ, cá nhân kinh doanh

- DN đã thành lập (trước 01/01/2014) có doanh thu năm >= 1 tỷ

- DN đã thành lập (trước 01/01/2014) có doanh thu năm < 1 tỷ, đã đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ

- DN mới thành lập (từ sau 01/01/2014) có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ

 

2.Hóa đơn sử dụng

Hóa đơn bán hàng mẫu 02 GTTT

Hóa đơn GTGT mẫu 01 GTKT

3.Tính thuế GTGT

VAT = doanh thu x tỷ lệ %

VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào khấu trừ

Trong đó tỷ lệ % như sau:

Trong đó VAT đầu ra = Doanh thu (giá bán chưa thuế) x thuế suất

- Phần phối cung cấp hàng hóa: 1%

- Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

 

Các mức thuế suất như sau:

- Không chịu thuế

- Chịu thuế 0%

- Chịu thuế 5%

- Chịu thuế 10%

 

Ví dụ: Bán hàng hóa với giá bán là 100 triệu => VAT phải nộp là: 100 triệu x 1% = 1 triệu

Ví dụ: Bán hàng hóa với giá là 100 triệu, giá mua vào là 95 triệu, thuế suất 10% => VAT phải nộp là 10 triệu – 9.5 triệu = 0.5 triệu

4.Khai thuế GTGT

Mẫu 04/GTGT

Mẫu 01/GTGT

Kèm theo bản kê bán ra 04-1/GTGT (không có bảnh kê mua vào)

Kèm theo bản kê bán ra 01-1/GTGT và bảng kê mua vào 01-2/GTGT

5.Hạch toán kế toán

-Thuế đầu vào được hạch  toán vào chi phí hoặc nguyên giá tài sản (không có TK 1331

- Thuế đầu ra được hạch toán giảm doanh thu: N511/C33311

- VAT phải nộp = C33311

- Thuế đầu vào được hạch toán vào N1331

- Thuế đầu ra được hạch toán vào C33311

- VAT phải nộp  = C33311 – N1331

 
 
(Nguồn Internet)
Đánh giá trên Facebook

Các tin cũ hơn

Các tin mới hơn