Chat Now :
    • Bộ phận tư vấn bán hàng

      My status

      My status

      My status

      My status

       
      Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật

      My status

      My status

      My status

      My status


       

       

EFFECT-ERP là sản phẩm lớn nhất và chiến lược nhất của công ty trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp. Qua nhiều năm không ngừng phát triển và hoàn thiện sản phẩm, EFFECT - ERP cho đến nay đã trở thành một giải pháp quản trị toàn diện, bao phủ nhiều mảng nghiệp vụ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp tổng thể.

Hợp tác, cùng phát triển

Khách hàng và EFFECT ký hợp đồng kinh tế trong đó có các điều khoản ràng buộc tương đối chặt chẽ cho cả hai bên và cả hai bên đều phải có trách nhiệm tuân thủ các điều khoản này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân tích sâu xa rằng đâu sẽ là nguyên nhân của sự thành công hay thất bại của dự án? Sự quyết tâm? Sự trùng quan điểm hướng tới mục đích chung? Phương pháp làm việc tốt? Kinh nghiệm? Sự kiên trì?... Tất cả những yếu tố này đều có giúp cho dự án thành công nhưng cần phải được phát huy trong một môi trường tốt của "Sự hợp tác và cùng phát triển".
 
Hợp tác và cùng phát triển
 
Khi quyết định tiến hành triển khai phần mềm, tất nhiên cả hai phía khách hàng và EFFECT đều cho rằng mình sẽ có lợi hoặc cả hai bên đều sẽ có lợi, tức là các chi phí bỏ ra sẽ nhỏ hơn những kết quả thu về (là tiền bạc, kinh nghiệm, sản phẩm...). Tuy nhiên, vì hai bên đều phải bỏ ra cho phía bên kia hoặc là tiền bạc hoặc là công sức thời gian nên sẽ nảy sinh rất nhiều "sự khác biệt" về quyền lợi hoặc trách nhiệm trong từng hoàn cảnh cụ thể khi tiến hành dự án: Ví dụ: về một chức năng nào đó, bên A (khách hàng) muốn bên B (EFFECT) phải thoả mãn nhiều yêu cầu và bên B lại không muốn "làm nhiều" vì sẽ tốn thêm chi phí, hoặc có những hoàn cảnh khối lượng dữ liệu cần cập nhật ban đầu quá lớn và bên A không thể nào cập nhật cho kịp tiến độ và yêu cầu bên B hỗ trợ khi mà trách nhiệm cập nhật dữ liệu không phải của bên B... Trong rất nhiều trường hợp như vậy, thực tế sẽ không có một giải pháp tuyệt đối chính xác nào để cả hai bên đều "chỉ có lợi" nên vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi mỗi bên đều có sự "nhân nhượng" bên kia một chút để đi đến sự thống nhất. Đây chính là tình huống rất phổ biến cần đến "sự hợp tác". Nếu như cả hai bên đều có tinh thần hợp tác tốt thì sẽ sẵn sàng hy sinh mình một phần cho bên kia để đạt được mục tiêu chung. Nếu như hai bên luôn hợp tác tốt trong suốt quá trình triển khai dự án và mang lại kết quả thì cả hai bên sẽ "cùng phát triển".
 
Cùng quan điểm hướng tới mục tiêu chung
 
Trong cuộc sống, trong làm ăn hay trong bất kỳ lĩnh vực về quan hệ nào, nếu như các đối tác không cùng chung quan điểm về vấn đề hai bên đang quan tâm thì dù có muốn cũng không thể có được một sự hợp tác thành công. Trong dự án triển khai phần mềm cũng vậy, quan điểm trùng hợp của khách hàng và nhà cung cấp phần mềm là yếu tố gốc rễ để mang đến sự thành công. Đó là cách nhìn nhận về rất nhiều vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm như: như thế nào là sự thành công của dự án? của khách hàng và của EFFECT? Giải quyết vấn đề như thế nào mỗi khi có sự khác biệt về "cái được" và "cái mất" của hai bên?... Vì vậy làm rõ quan điểm của hai bên ngay từ thời gian chưa ký kết hợp đồng là việc nên làm mặc dù việc này làm tốn thời gian của cả hai bên. Dành thời gian thích đáng cho việc chia sẻ các quan điểm về nhiều khía cạnh của dự án phần mềm sẽ làm giảm đi những khác biệt giữa hai bên và sẽ tạo ra sự đồng thuận khi triển khai dự án. Nếu quan điểm của hai bên quá khác nhau tới mức không thể dung hoà được thì hai việc không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế cũng không phải là điều đáng tiếc.
 
Một số quan điểm, nhìn nhận của EFFECT
 
Thành công sẽ tạo ra sự phát triển của cả khách hàng và EFFECT.
Đặt sự thành công của dự án lên trên lợi ích của mỗi bên.
Không đưa thái độ vào công việc, nhất là những hành động "trả đũa".
Dự án thất bại "nửa đường" sẽ gây thiệt hại "kép".
Cố gắng về sau sẽ không làm uổng phí các cố gắng trước đây, thất bại càng muộn thì thiệt hại càng nhiều.
Phần mềm sinh ra để phục vụ khách hàng mà không phải là cái mà khách hàng bắt buộc phải làm theo.
Sẵn sàng chấp nhận những hậu quả do chính mình gây ra mà không đổ lỗi cho phía đối tác.
Kết quả chỉ rõ ràng khi cảm nhận khách hàng là thoả mãn, mà không phải là do các điều khoản trên hợp đồng kinh tế.
...
Đánh giá trên Facebook